Theo đó, đề án được xây dựng với mục tiêu nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; Mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; Vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật.
Rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam, kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan Nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; Đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng và các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của CNTT, thương mại điện tử.
Theo bản đề án vừa được duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã phân công trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra.
Cụ thể, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì công tác rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam để tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan. Đồng thời, tổ chức các hội thảo, tọa đàm để nhận diện, làm rõ vai trò của tài sản ảo, tiền ảo và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2018.
" alt=""/>Việt Nam chính thức có đề án quản lý tiền ảo BitcoinMột người dùng cho biết anh ta đã phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ đợt vừa rồi để đổi lấy chiếc Note 7 thay thế, nhưng giờ thậm chí chiếc Note 7 "an toàn" đó cũng nằm trong danh sách thu hồi. Người đàn ông này không muốn lại tốn thêm nhiều thời gian cho việc đó nữa.
" alt=""/>Hàng triệu dân Hàn chây ì không trả lại Galaxy Note 7Nghị định 92 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định 63 ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC. Theo đó, kiểm soát TTHC được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC.
Nghị định cũng sửa đổi quy định hình thức công khai TTHC. Cụ thể, TTHC đã được người có thẩm quyền công bố phải được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các hình thức: công khai trên Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về TTHC; công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết TTHC thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố TTHC hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu TTHC trên CSDL quốc gia về TTHC.
Đồng thời, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kết nối, tích hợp với CSDL quốc gia về TTHC.
Nghị định 92 cũng quy định, việc công khai TTHC có thể thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ quan.
Đối với việc nhập, đăng tải công khai TTHC đã công bố, theo quy định mới tại Nghị định 92, Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập, đăng tải công khai các TTHC và văn bản quy định về TTHC đã được công bố vào CSDL quốc gia về TTHC; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của TTHC trên CSDL quốc gia về TTHC.
" alt=""/>Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng CSDL quốc gia về thủ tục hành chính